Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Cách bảo quản nhân sâm tươi làm tăng giá trị dưỡng chất

Cách bảo quản nhân sâm tươi làm tăng giá trị dưỡng chất

Cách bảo quản nhân sâm tươi làm tăng giá trị dưỡng chất giúp cho khách hàng hạn chế những lãng phí khi sử dụng và bảo quản sản phẩm. Có rất nhiều cách bảo quản nhân sâm tươi. Trong đó thì cách sấy khô được coi là phương pháp giúp giá trị dưỡng chất trong sản phẩm gia tăng gấp nhiều lần.

Nhân sâm tươi là một thảo dược được người người truyền tụng và khẳng định công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu để ngoài môi trường thì sâm tươi rất dễ hỏng hoặc làm giảm giá trị dinh dưỡng. Vì vậy từ ngàn xưa, song song với quá trình khai thác và chế biến nhân sâm thì con người cũng đã tìm kiếm các phương pháp bảo quản nhân sâm nhằm giữ lại những dược tính quý hiếm của sản phẩm.
Nhân sâm tươi nếu không được bảo quản đúng cách thì rất dễ hỏng

Nhân sâm tươi nếu không được bảo quản đúng cách thì rất dễ hỏng

Một số cách thông thường mà bạn có thể sử dụng để bảo quản nhân sâm: nhân sâm ngâm mật ong hay nhân sâm ngâm rượu. Những cách này thường có thể thực hiện thủ công tại nhà, không tốn nhiều thời gian mà lại mang đến những sản phẩm lý tưởng cho sức khỏe.
Kế thừa và phát huy truyền thống chế biến nhân sâm của người Cao ly thì hiện nay, một số nhà sản xuất danh tiếng đã tiến hành sấy khô nhân sâm để tạo nên sản phẩm hồng sâm, cao hồng sâm, bạch sâm…với giá trị dược tính tăng gấp nhiều lần nhân sâm tươi, lại dễ dàng bảo quản và sử dụng.
Một số phương pháp sấy khô nhân sâm tươi
Phơi nắng:
Đây là phương pháp bảo quản nhân sâm theo cách sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Những củ sâm sau khi được khai thác thì rửa sạch bằng nước rồi để ráo, đem phơi dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi khô. Đây là cách truyền thống mà người xưa thường thực hiện khi chưa có phương pháp công nghiệp.
Phơi khô và sấy khô giúp bảo quản dưỡng chất trong nhân sâm tươi

Phơi khô và sấy khô giúp bảo quản dưỡng chất trong nhân sâm tươi
Hấp cách thủy và sấy
Đây là phương pháp chế biến nhân sâm giúp tăng hàm lượng saponin trong sâm lên gấp nhiều lần.
Củ sâm tươi sau khi khai thác sẽ được rửa sạch, cắt bỏ các rễ con rồi phơi trên giàn cho ráo nước rồi kiểm tra từng củ xem có bị hư hỏng không. Sau đó sâm được chuyển vào lò hấp cách thủy và hấp trong 72 tiếng, đến khi củ sâm chuyển sang màu hồng, tạo thành Hồng sâm sấy khô và lượng nước còn lại 14%. Lúc này, hồng sâm tiếp tục được soi chiếu dưới điện để kiểm tra dị tật rồi mới đưa vào ép khuôn, đóng gói.
Hồng sâm sấy khô Hàn Quốc hiện nay là sản phẩm đang rất được ưa chuộng, sánh ngang với nhân sâm tươi. Cách bảo quản nhân sâm tươi bằng phương pháp sấy khô thành hồng sâm không chỉ giúp tăng thời gian bảo quản mà còn tăng hàm lượng dưỡng chất lên gấp nhiều lần.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.