Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo vốn là thảo dược được kí sinh từ loài nấm túi với sâu non. Loài sâu non này thuộc chi Hepialus. Vốn có tên đông trùng ạ thảo là do vào mùa đông, nấm đã bắt đầu kí sinh và phát triển, làm chết sâu non và ăn hết các chất dinh dưỡng của chúng.
Cứ như vậy, cho đến mùa hè, khi mà thời tiết ấm áp thì chúng bắt đầu chồi ra khỏi con sâu non và mọc giống như ngọn cỏ vươn lên khỏi mặt đất. Do mùa đông ở hình dáng của côn trùng, mùa hè lại mọc như ngọn cỏ nên được gọi là đông trùng hạ thảo. Đông trùng hạ thảo tự nhiên chỉ sinh trưởng ở độ cao từ 3500m so với mực nước biển trở lên và chủ yếu có tại các cao nguyên của Trung Quốc, Tây Tạng...
Trong thành phần của đông trùng hạ thảo có chứa rất nhiều thành phần bổ dưỡng như: chất thô ở dạng xơ, thành phần protein, carbohydrate cùng các nguyên tố vi lượng khác như canxi, kẽm, mangan, phốt pho, sắt, selen... Đông trùng hạ thảo có khả năng giúp cho cơ thể tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, làm đẹp và tăng cường sinh lý. Đông trùng hạ thảo cũng rất tốt cho những người mắc bệnh thận hư, bệnh nhân sau mổ...
Sâu chít của Việt Nam
Loài sâu chít này có nhiều tại các tỉnh Bắc Bộ như Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La. Tại Việt Nam, người dân mệnh danh loại sâu này là đông trùng hạ thảo và được khá nhiều người dùng để ngâm rượu uống. Thực chất, sâu chít là một loài sâu thuộc họ cánh bướm, sống ở bên trong thân cây lau.
Mặc dù được gọi là trùng thảo nhưng sâu chít không có nhiều giá trị như đông trùng hạ thảo tự nhiên của Trung Quốc.. Không chỉ được ngâm với rượu mà sâu chít còn được người dân dùng để xào nấu với trứng, ăn cho bổ chứ không hề có tác dụng điều trị bệnh. Đối với y học cổ truyền, đông trùng hạ thảo có tính ôn, vị ngọt, mùi thơm; có tác dụng ích phế, bổ thận, bổ tinh tủy...
Để tìm hiểu thêm về đông trùng hạ thảo, mời quý vị hãy nhấp chuột tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.