Tam thất nam là một loại tam thất có tính ấm, vị ngọt, hơi đắng, không độc (Theo y học cổ truyền) mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là công dụng làm tan huyết ứ và cầm máu; làm hết phù nề do ứ trệ và giảm đau; giúp điều trị các chứng bệnh như sưng nề tụ máu do trật đả, xuất huyết, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, hành kinh đau bụng, đau bụng sau khi sinh con, sưng nề do viêm nhiễm... Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về loại tam thất đặc biệt này.
Tam thất nam là gì?
Đây là một loại tam thất còn có tên là sâm tam thất, nhân sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất. Tam thất nam được gây trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc, trồng càng lâu năm, củ càng to và càng nặng thì giá trị càng cao. Rễ củ của nó có hình trụ hoặc hình khối, dài khoảng 1,5 – 4 cm và có đường kính khoảng 1 – 2 cm. Mặt ngoài có màu vàng xám nhạt, có nhiều vết nhăn theo chiều dọc, khó bẻ và khó cắt, có mùi thơm nhẹ đặc trưng.
Tham khảo sản phẩm yến sào tại đây <<<
Thành phần dưỡng chất và dược chất:
Rễ củ tam thất nam có chứa nhiều thành phần chất quan trọng như Axit amin, các loại khoáng chất (sắt, canxi,..), hợp chất có nhân Sterol, đường, đặc biệt nhất là hai hợp chất Saponin (Arasaponin A và Arasaponin B).
Công dụng tuyệt vời của củ tam thất nam:
1. Bảo vệ tim chống loạn nhịp:
Chất noto ginsenosid có trong tam thất mang đến khả năng làm giãn nở mạch, ngăn chặn sự hình thành các mảng bám do mỡ thừa trên thành động mạch, từ đó chống xơ vữa động mạch, tai biến và nhiều thể bệnh tim mạch khác, đồng thời giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy và ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; ngăn ngừa các tổn thương hình thành ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
2. Cầm máu, giảm sưng, giảm đau:
Củ tam thất có tác dụng điều trị các vết thương (kể cả nội tạng) rất tốt với khả năng tiêu máu ứ hình thành do va đập hay phẫu thuật. Bên cạnh đó thì dịch chiết của rễ và thân lá củ tam thất cũng có tác dụng giảm đau một cách rõ rệt.
3. Tác dụng với hệ thần kinh
Dịch chiết rễ tam thất nam giúp ổn định các chức năng hệ thần kinh, khiến tinh thần hưng phấn, minh mẫn, giảm stress và mệt mỏi hiệu quả.
Một số bài thuốc giúp điều trị bệnh từ củ tam thất:
1. Bài thuốc từ 5g bột tam thất pha với cháo loãng hoặc nước ấm để uống 1 lần trong ngày, giúp chữa đau bụng trước kỳ kinh.
2. Ngày uống 3-6 g bột tam thất pha với nước ấm, uống 1 lần duy nhất giúp phòng và chữa đau thắt ngực.
3. Ngày uống 3g bột tam thất pha với nước ấm, uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ, dùng trong vòng 30 ngày liên tục giúp chữa chứng thấp tim.
4. Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả trong mắt) bằng bài thuốc từ tam thất nam: Ngày uống 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), mỗi lần pha 2-3g với nước ấm.
5. Chữa đau thắt lưng, bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, người suy nhược thần kinh, người mới ốm dậy: Lấy lượng như nhau bột tam thất và bột hồng nhân sâm rồi trộn đều và pha với nước ấm để uống ngày 2 lần, mỗi lần 2g cách nhau 12 giờ.
6. Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: sắc uống bài thuốc từ 6g tam thất cùng với Đương quy, xuyên khung mỗi loại 15-30 g, hồng hoa 8-10 g, xích thược 15-20 g.
7. Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g dùng để sắc uống hay sắc lấy nước để nấu cháo, dùng liên tục trong vòng vài tháng.
Để tìm hiểu thêm về củ sâm tươi, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo hãy truy cập vào website http://trungthaosamnhung.com
Hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline: 0965 69 63 64 – +84 4 66 849 833 để được tư vấn miễn phí nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.