Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả

Thật khó để phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả. Nhất là với những bạn không biết rõ về sản phẩm, không biết đông trùng hạ thảo là gì. Đông trùng hạ thảo là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc với sâu non (ấu trùng). Đông trùng hạ thảo có nhiều tác dụng và khá quý hiếm nên có nhiều sản phẩm không chính thống. 
Để phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả, cần chú ý những điểm sau đây: 
Đông trùng hạ thảo
1. Nhìn bên ngoài: 

Bộ phận đầu sâu non và đầu thảo của Đông trùng hạ thảo gắn với nhau một cách tự nhiên phát triển, chỗ nối với nhau rất khớp, hoàn toàn không thấy dấu vết nối, nếu là Đông trùng hạ thảo giả rất dễ dàng có thể nhìn thấy vết nối. Dạng sâu của Đông trùng hạ thảo thật có những vân, mỗi 3 vân làm thành một gấp, các nếp gấp xếp thành hàng, các vân nằm gần phía đầu rất sâu, Đông trùng hạ thảo giả một mặt lỗ rõ điểm khác biệt này, mặt khác các nếp gấp giao nhau bằng phẳng, thường dùng khuôn để tạo ra. 

Xem chân sâu non, Đông trùng hạ thảo thật có 8 chân đối xứng nhau, hàng giả số lượng chân không cố định, con thì có 8 chân, con có nhiều hơn hoặc ít hơn 8 chân; Xem mặt cắt dọc, hàng thật sau khi tách ra có thể thấy những đường vân rõ nét, ở phía giữa đông trùng hạ thảo có lõi màu đen giống hình chữ V, hàng giả không có. Đông trùng hạ thảo thật có các sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non. Đầu sâu non giống như con tằm dài chừng 3-5cm, đường kính khoảng 0,3 – 0,8cm.

 Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn, chỗ nối với nhau rất khớp. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
Thử cảm nhận bằng tay
2. Mùi của Đông trùng hạ thảo
Khi mở hộp đựng Đông trùng hạ thảo, chúng ta sẽ ngửi ngay thấy mùi giống mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương rất đậm. Mỗi con Đông trùng hạ thảo đặt gần nhau cũng có thể ngửi thấy mùi này nhưng nhẹ hơn. Những con Đông trùng hạ thảo làm giả không có mùi này, nếu có cũng không phải là mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương như trên, mà là mùi tanh của cá, mùi nước hoa giả hoặc mùi nguyên liệu hóa học.
Cẩn thận tránh mua phải đông trùng hạ thảo giả
3. Cầm thử
Cầm 1 ít đông trùng hạ thảo lên, lắc lắc tay cảm nhận trọng lượng nếu nó nhẹ như cỏ khô thì là đông trùng thật còn đông trùng giả thì không có cảm giác như vậy mà nó có cảm giác rất nặng.

Nếm thử để phân biệt
 4. Nếm thử 
Dùng vị giác của mình để nếm. Hãy lấy 1 ít đông trùng hạ thảo cho vào miệng nhai vụn như nhai tấm hay hạt lạc càng nhai lại càng thấy thơm, bùi bùi và trong miệng có mùi thơm như mùi thịt gà thì đó là đông trùng hạ thảo thật. Ngược lại, với đông trùng hạ thảo giả khi các bạn cho vào miệng nhai có cảm giác rất cứng, sau khi nhai có nước bọt tiết ra sẽ cảm nhận được nó giống như bột đất sét và có mùi nồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.